Y khoa là ngành học có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống y tế và sẽ đào tạo ra những bác sĩ đa khoa. Vậy ngành y đa khoa thi khối gì? Cơ hội việc làm ra sao?… Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin về ngành y khoa.
Nội dung tóm tắt
Ngành y đa khoa thi khối gì?
Ngành y là ngành học cực kỳ quan trọng trong hệ thống giáo dục và sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, điều trị cứu người.
Trong đó bác sĩ đa khoa là những người có năng lực điều trị các chứng bệnh cấp và mãn tính. Bác sĩ đa khoa sẽ đưa ra biện pháp chẩn đoán, điều trị và có thể chăm sóc được sức khỏe của bệnh nhân và kê đơn thuốc.
Nhiều năm trước các trường đại học xét tuyển ngành Y theo khối B (Toán, Hóa, Sinh) và khối A (Toán, Lý, Hóa). Nhưng hiện nay đã có rất nhiều trong phương án tuyển sinh và các khối truyền thống Bộ Giáo dục và đào tạo được mở rộng thêm nhiều khối xét tuyển.
Từ đó sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp với năng lực của bản thân, đồng thời sẽ nâng cao khả năng trúng tuyển hơn.
Hiện nay các trường thường đào tạo ngành y xét tuyển những tổ hợp môn như:
- A00 (Toán, Lý, Hoá)
- A02 (Toán, Lý, Sinh)
- B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- B01 (Toán, Sinh, Sử)
- B03 (Toán, Sinh, Văn)
- B04 (Toán, Sinh, Giáo dục công dân)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Phần lớn ngành Y sẽ yêu cầu thí sinh có các kiến thức liên quan đến những môn học khối B và có thêm những kỹ năng tiếng anh do liên quan đến các bệnh lý và tên thuốc, thuật ngữ tiếng anh. Khi lựa chọn theo học ngành này sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức về y học cơ bản, nền tảng cơ sở cho y học lâm sàng. Theo đó những sinh viên sẽ được học những môn như sinh học, sinh lý, giải phẫu, nội cơ sở, dược lý, chẩn đoán hình ảnh, truyền nhiễm, hóa sinh… có khả năng chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh, chữa bệnh.
Bên cạnh đó sinh viên sẽ được đào tạo những kỹ năng để có thể chẩn đoán và xử lý bệnh thông thường và áp dụng các kiến thức chuyên khoa, kiến thức y học hiện đại vào những việc chăm sóc, bảo vệ và điều trị sức khỏe cho người bệnh.
Tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng để tiến hành tổng 3 môn từ cao tới thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Kết quả xét tuyển sẽ căn cứ theo kỳ thi tốt nghiệp THPT theo đúng quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT.
Điểm chuẩn của các trường đại học Y top 1 sẽ có mức điểm chuẩn dao động trong khoảng từ 25 – 29 điểm, tỉ lệ chọi cao nên thường những thí sinh có học lực giỏi xuất sắc mới có khả năng trúng tuyển. Ngoài những trường đại học thì còn có các trường Cao đẳng Y tuyển sinh những nhóm ngành sức khỏe khác, khi hoàn thành hệ cao đẳng Y Dược sinh viên vẫn tiếp tục học liên thông lên bác sĩ y đa khoa để nâng cao hơn trình độ chuyên môn.
Bác sĩ đa khoa học trong thời gian bao lâu?
Các bác sĩ đa khoa sẽ thực hiện nhiệm vụ cứu người, chữa bệnh và với đặc trưng nghề nghiệp thì công việc sẽ liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người nên sinh viên khi lựa chọn học bác sĩ đa khoa thì sẽ được đào tạo liên tục trong vòng 6 năm.
Kết thúc thời gian học 6 năm sinh viên sẽ được cấp bằng bác sĩ đa khoa và để hiện thực hóa ước mơ trở thành bác sĩ chuyên khoa thì sinh viên sẽ cần học thêm trong thời gian 3 năm nữa thì mới đáp ứng đủ điều kiện hành nghề.
Với thời gian đào tạo như vậy thì sẽ giúp đảm bảo được chất lượng đào tạo và đầu ra cho ngành bác sĩ.
Cơ hội việc làm ngành bác sĩ đa khoa
Học y khoa ra trường sẽ làm gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ khi đang có tìm hiểu về ngành y đa khoa. Dưới đây là một số các công việc mà sau khi tốt nghiệp ngành y đa khoa sẽ thực hiện những công việc như:
Trở thành bác sĩ nội khoa
Thực hiện các công tác trong việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh ở trong cơ thể.
Đây là một trong những công việc dễ tìm kiếm cơ hội việc làm nhất và cần thực hiện những công việc như chẩn đoán, điều trị bên cạnh đó còn thực hiện các công viejc khác theo đúng sự chỉ đạo của trưởng khoa.
Yêu cầu để trở thành bác sĩ nội khoa là sinh viên cần tốt nghiệp hệ đại học, có chứng chỉ chuyện ngành và chứng chỉ hành nghề. Các bác sĩ cần có thêm đức tính đam mê ngành nghề, nhiệt huyết và chịu được áp lực công việc.
Thực hiện công việc của bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ ngoại khoa có thể làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế và đảm nhiệm công việc thăm khám, điều trị, tư vấn bệnh lý ngoại khoa. Ngoài ra thực hiện công việc như phẫu thuật tiết niệu, tiêu hóa, ung thư tuyến giáp, bướu cổ… hội chẩn, tổng kết bệnh án hoặc thực hiện điều chuyển bệnh nhân sang tuyến khác.
Bác sĩ răng hàm mặt
Trên thực tế hiện nay nhu cầu làm việc của người dân ngày càng được nâng cao và những bác sĩ răng hàm mặt là ngành có nhu cầu và cơ hội việc làm khá cao hiện nay.
Bác sĩ răng hàm mặt sẽ đảm nhiệm công việc đến việc khám, điều trị, tư vấn những bệnh lý liên quan đến răng hàm mặt và nhiều công việc khác theo đúng sự phân công của trưởng khoa.
Qua những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về “ngành y đa khoa thi khối gì?”. Từ đó thí sinh sẽ đưa ra được định hướng phù hợp với bản thân trong tương lai. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để cập nhật thêm nhiều thông tin hướng nghiệp hữu ích khác.