Categories: Tin tức

Nghệ thuật múa rối: Múa rối cạn – Múa rối nước

Múa rối cạn là loại hình nghệ thuật tạo hình không gian, biểu cảm thông qua cử chỉ, hành động con rối do nghệ nhân điều khiển. Ở Việt Nam, ngoài múa rối nước, thì múa rối cạn lại được xem là phong phú, sinh động và gần gũi dễ hiểu hơn.

Nội dung tóm tắt

Múa rối cạn là gì?

Múa rối cạn có nhiều hình thức biểu diễn như rối tay, rối que, rối dây, rối bóng… Phần lớn các tích trò thường sử dụng làn điệu chèo, ca trù, tuồng để dẫn trò và biểu diễn. Những con rối tay thường được làm bằng gỗ.

Xem múa rối cạn

>> Xem thêm: 10 loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo

 Rối tay: Ít dùng trên sân khấu, còn gặp nhiều trong trò nghi lễ chùa chiền. Rối tay thường được chế tạo đầu bằng gỗ, mình khâu vải (không tay), khi điều khiển nghệ nhân lồng bàn tay vào trong lòng khoét rỗng của đầu hoặc cầm một đoạn cán nối dài cổ.

– Rối que: Rất phổ biến, nhỏ cỡ 30-35 cm. Đầu tạc liền với mình bằng gỗ, gồm cả tóc, tai, khăn, mũ, bàn tay bằng gỗ gọt liền cổ tay hoặc rời. Điều khiển bằng que tre, que sắt cắm vào mình và cổ tay luồn trong áo. Không có chân, cần tạc thêm đính ngoài. Cũng có nơi, có quân tạo hình cỡ lớn, kiểu hình nhân, đầu mình đan bằng nan dùng diễn thờ, xong đem đốt. Đặc biệt đồng bào Bana tạc hình nhân khá lớn bằng gỗ dùng trong lễ bỏ mả và sau lễ bỏ lại trong nhà mồ.Trên sân khấu, nhiều quân rối dùng thêm dây mềm điều khiển phối hợp với rối que.

– Rối máy: Rất thông dụng cả trong đồ chơi, trò chơi và sân khấu. Toàn thân được tạc bằng  gỗ riêng từng bộ phận, nối với nhau bằng khớp lỏng. Thường dùng sơn vẽ mầu thay trang phục vải. Điều khiển bằng que, dây. Nhiều quân là trò riêng. Dùng xen với rối tay, rối que. Chuyên dùng trong rối nước, đồ chơi trẻ em, rối diều, rối gió, rối pháo

– Rối dây : Chỉ thấy xuất hiện ở vùng biên giới Cao Bằng với tên Mộc thầu hí, Slương pấtlạp, đầu rối bằng gỗ, mình nan đan, bàn tay gỗ, bàn máy điều khiển bằng tre, dây tơ, dây gai mềm, không có chân. Rối dùng để diễn trò và tích trò. Sân khấu thường dựng trên chòi làm sẵn ở các chợ, sòng  bạc, …

– Rối bóng:  Mới phát hiện, xưa có ở tỉnh Kiên giang, có thể từ Campuchia truyền sang. Nay không còn.

– Rối mặt nạ: Mặt nạ được làm bằng giấy bồi, xốp, gỗ… được sơn vẽ theo tạo hình nhân vật, khi diễn có thể dùng tay điều khiển, hoặc đeo lên đầu người diễn.

– Rối lốt: Mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây, thường là người mặc lốt nhân vật để  biểu diễn.

Ở Việt Nam, nhân vật trên sân khấu rối rất phong phú, là những nhân vật trong các truyện cổ tích , thần thoại như Lý Thông, Thạch Sanh, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Phù Đổng, …  đến các nhân vật hiện đại như Cu Tý, bé Rồng, Anh bộ đội kéo pháo,… Hơn nữa trên sân khấu múa rối những loài động vật, cây cối, nhà cửa, vật dụng… đều có thể trở thành nhân vật có đời sống sinh động và phong phú. Có thể nói sân khấu rối “chấp nhận” mọi sự tưởng tượng phong phú.

Múa rối nước là gì?

Múa rối nước là một trong những loại hình sân khấu tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam – Thể hiện trí tuệ và sự thông minh, sức sáng tạo của con người Việt Nam.Trong xã hội hiện đại hôm nay, múa rối nước không còn quá xa lạ với quảng đại quần chúng trong nước và trên thế giới. Có lẽ thời gian là một trong những nhân tố giúp múa rối nước định hình, khẳng định và phát triển, được xếp hạng là một trong những loại hình nghệ thuật có giá trị cao, mang tính truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Việt Nam.

Trong những năm gần đây, múa rối Việt Nam đã mạnh dạn thể nghiệm một số vở diễn với hình thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, để đáp ứng và phù hợp với tiến trình phát triển xã hội hóa đất nước. Với vị thế hiện nay, múa rối nước Việt Nam được xếp vào hạng là nghệ thuật độc đáo của Văn hóa dân tộc.

Xem múa rối nước

>> Tìm hiểu thêm: Một số loại hình nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc

– Rối nước là đặc sản văn hóa Việt

– Rối nước là “đặc sản văn hóa” của cư dân trồng lúa nước Việt Nam.

– Rối nước hình thành với hai thành tố cơ bản: rối và nước.

Nếu rối là công trình của nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian thì nước là một yếu tố quan trọng hàng đầu của nghề trồng lúa nước (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống). Một minh chứng rõ rệt của cái nôi sinh thành nghệ thuật rối nước là sự tập trung hầu hết cơ sở rối nước cổ truyền quanh Kinh đô Thăng Long xưa (Thủ đô Hà Nội ngày nay), trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ phì nhiêu, chiếc nôi của nền văn minh cổ của dân tộc Việt Nam, được đan xen bằng một mạng lưới sông ngòi chằng chịt, gắn liền với nạn lũ lụt chu kỳ hàng năm. Rối nước có thể manh nha từ trong công cuộc chế ngự cái tai hoạ thường đe dọa cuộc sống của cư dân . Nước – tai họa số một trong bốn tai họa Thủy, hoả , đạo, tặc . Nước -phục vụ  sản xuất ra lúa gạo…

Chương trình tiết mục rối nước khá phong phú :

–  Các trò ca ngợi cái thú làm ruộng, chăn vịt, đánh cá, dệt cửi, xay lúa, giã gạo ….

– Các trò vui chơi giải trí lành mạnh bổ ích như đấu vật, đưa ngựa, đánh đu, leo cây, lộn thang, múa lân, múa rồng, đánh kiếm…

– Các tích trò nêu gương anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê

– Các vở chèo,vở tuồng như  Thị Mầu lên chùa, Lưu- Nguyễn nhập Thiên thai, Tây du, Sơn Hậu, Tam quốc …

Tiết mục rối nước ngắn gọn, phản ánh một cách ước lệ nhưng chân thực cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu của người Việt

Trò xưa thường diễn không lời, khi nền văn học dân tộc phát triển đã đem đến cho các tiết mục rối nước thêm lời giáo, lời hát.

Quân rối nước được tạo hình bằng loại gỗ nhẹ, dai thớ như  cây sung, vông … vốn rất sẵn quanh các bờ ao và sơn bằng nhựa cây sơn chuyên dùng sơn thuyền được trồng nhiều ở vùng trung du phía Bắc. Quân rối điều khiển từ xa bằng hai loại máy: dây và sào với các bàn máy đơn giản hay phức hợp, các hệ thống cọc, các dây lớn dây nhỏ, dây cứng dây mềm, các sào gỗ, sào tre…

Rate this post
Hà Thủy

Share
Published by
Hà Thủy

Recent Posts

Mai Châu Hòa Bình cách Hà Nội bao nhiêu km? Cách di chuyển?

Mai Châu là một thị trấn nổi tiếng về du lịch tại Hòa Bình. Vậy…

2 tuần ago

Vĩnh Phúc là ở đâu? Giới thiệu tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc

Đến bây giờ có nhiều người chưa biết rõ Vĩnh Phúc ở đâu? Vĩnh Phúc…

2 tuần ago

Vĩnh Phúc có gì chơi? Địa điểm du lịch tại Vĩnh Phúc

Trong những năm gần đây Vĩnh Phúc là một trong những điểm du lịch thu…

2 tuần ago

Vĩnh Phúc cách Hà Nội bao nhiêu km?

Vĩnh Phúc cách Hà Nội bao nhiêu km? Đối với những ai đang có dự…

2 tuần ago

Vĩnh Phúc có đặc sản gì?

Ngoài nổi tiếng với những khung cảnh thiên nhiên gần gũi, Vĩnh Phúc còn thu…

3 tuần ago

Tổng quan về chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc

Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc được biết đến là một không gian Phật giáo trang…

3 tuần ago