Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, răng chỉ mọc ở người trưởng thành. Trong thời gian mọc răng mọi người cần lưu ý để tránh những tình trạng không may là ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Cùng tìm hiểu những cách điều trị đau răng khôn ở người lớn ở bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Răng khôn là gì?
Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, răng chỉ mọc ở người trưởng thành từ độ tuổi 18 đến 25. Răng khôn mọc khi các răng và xương hàm đã phát triển hoàn thiện, vì vậy trong thời gian mọc răng thường gây ra một số biến chứng đau nhức, viêm chân răng gây khó chịu cho mọi người.
Bởi vậy, trong thời gian mọc răng các bạn cần lưu ý để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về sau. Khi có những triệu chứng bất thường trong thời gian mọc răng khôn các bạn cần đến các bệnh viện Nha khoa để tham khám.
Điều trị tình trạng đau răng khôn ở người trưởng thành
Trong thời gian đau răng khôn các bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị dân gian như:
+ Sử dụng tỏi: tỏi là một trong những gia vị quen thuộc trong đời sống hàng ngày của mọi người. Đồng thời, tỏi còn được lựa chọn để điều trị tình trạng đau nhức răng khôn. Mọi người tiến hành bóc một tép tỏi nghiền nát và cho vào 1 bát nước nhỏ cho thêm ít nước, khuấy đều. Dùng tăm bông thấm hỗ hợp trên vào chỗ đau 3 lần/ ngày sẽ giải đau hiệu quả.
+ Chườm đá lạnh: đây được xem là một trong những phương pháp gây tê hiệu quả cho mọi người. Bỏ đá vào một vải và chườm lên vùng răng đau nhức.
+ Sử dụng lá lốt nhằm giảm tình trạng đau nhức răng khôn. Cách thực hiện giảm đau răng khôn cụ thể như sau: lấy ít lá lốt đem rửa sạch, sắc đặc lá lốt chừng khoảng 1 bát nước và cho thêm ít muối. Ngậm hàng hàng vào sẽ làm hạn chế cơn đau răng hiệu quả hơn mỗi ngày.
Xử lý tình trạng răng khôn mọc ngầm/ lệch tại Nha khoa
Tình trạng răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe răng miệng, đặc biệt là răng số 7 bên cạnh. Đối với những trường hợp này các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn mọc lệch/ ngầm. Quá trình nhổ răng được tiến hành thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
– Bước 1: Bác sĩ hỗ trợ tư vấn và thăm khám cho bệnh nhân;
– Bước 2: Chụp hình x – quang để thấy được thế mọc của răng khôn nhằm tạo điều kiện thuận tiện hơn trong quá trình tiểu phẫn nhổ răng khôn;
– Bước 3: Sát khuẩn và gây tê: Trước khi nhổ răng các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và sát khuẩn nhằm hạn chế tình trạng đau nhức, khó chịu trong suốt quá trình nhổ răng;
– khép kín, thời gian nhổ răng khoảng tầm 30 – 45 phút tùy thuộc vào thế mọc của răng.
– Bước 5: Kết thúc quá trình nhổ răng các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mọi người cách chăm sóc răng miệng sao cho hợp lý ở nhà. Đồng thời, hẹn lịch tái khám để kiểm tra được tình trạng răng miệng.
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp liên quan đến vấn đề chăm sóc và điều trị răng khôn mỗi ngày sao cho phù hợp. Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ để chăm sóc sức khỏe tốt hơn mỗi ngày.