Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc được biết đến là một không gian Phật giáo trang nghiêm được nhiều du khách lựa chọn để hành hương, cầu may. Để có thêm nhiều thông tin về ngôi chùa này, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Giới thiệu chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Chùa Tây Thiên có ý nghĩa là trời Tây hay còn được hiểu là Ấn Độ – Nôi của Phật giáo. Nói cách khác Tây Thiên còn được hiểu là miền Tây Thiên cực lạc.
Chùa Tây Thiên hiện nay đang tọa lạc trên núi Thạch Đàn, thuộc Thị trấn Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Trong khuôn viên khoảng 148ha của khu du lịch Tây Thiên là hệ thống đình, chùa có giá trị văn hóa như đền Cô, đền Cậu, đền Thượng…có giá trị cả về mặt văn hóa lẫn khảo cổ học.
Nơi đây có rất nhiều những dấu vết của các công trình văn hóa nên trở thành địa điểm hấp dẫn khách du lịch bởi những cảnh quan thiên nhiên, chùa có thờ Phật, thờ Mẫu và đây cũng là biểu tượng cho đời sống tâm linh của con người Việt Nam.
Lễ hội chùa Tây Thiên có quy mô lớn nhất tại miền Bắc và diễn ra vào 15 tháng 2 âm lịch hàng năm. Vào dịp lễ hội người dân của 14 xóm thuộc xã Đại Đình sẽ tổ chức rước Thánh Mẫu với những lễ vật đặc sản của địa phương. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội có cơ hội tham gia những trò chơi dân gian do địa phương tổ chức như: Thi nấu cơm, hát dân ca, kéo co…
Xem thêm:
Kinh nghiệm khi đi chùa Tây Thiên
Thời gian nào nên đi chùa Tây Thiên?
Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc được biết đến là địa điểm du lịch mang yếu tố tâm linh, khi đến nơi đây du khách có thể cầu bình an, tài lộc, may mắn kết hợp với việc ngắm nhìn phong cảnh nơi đây.
Có nhiều du khách lựa chọn du lịch chùa Tây Thiên vào dịp lễ lớn vào thời gian ngày 15/2 âm lịch. Đến đây cũng là dịp để tham gia lễ hội đặc sắc, thời điểm đầu mùa xuân năm mới kết hợp với cầu bình an cho gia đình, hạnh phúc.
Ngoài ra du khách có thể đến chùa vào mùa hè, thời gian này chùa sẽ tổ chức những khóa tu dành cho mọi người, mọi lứa tuổi tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
Di chuyển từ Hà Nội đến chùa Tây Thiên
Chùa Tây Thiên cách Hà Nội khoảng 80km, khoảng cách địa lý không quá xa nên có nhiều người lựa chọn phương tiện để đến Tây Thiên như ô tô, xe máy, xe khách…
Nếu bạn yêu thích sự khám phá, trải nghiệm hãy lựa chọn cách leo bộ lên đỉnh Tây Thiên, quãng đường đi sẽ dài 4km với nhiều khung cảnh hùng vĩ. Trung bình mọi người sẽ mất khoảng từ 2 – 3 giờ để leo lên đến đỉnh Tây Thiên, tuy nhiên tùy vào thể lực của mỗi người nên thời gian leo khác nhau.
Những ai không muốn đi bộ có thể lựa chọn di chuyển bằng cáp treo với thời gian 10 phút, nhìn ngắm toàn bộ núi non hùng vĩ từ trên cao cũng là một trải nghiệm vô cùng lý thú.
Những địa điểm tại Chùa Tây Thiên
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, được xây dựng bên cạnh Tây Thiên cổ tự.
Nơi đây đào tạo về Phật giáo một cách hệ thống nhằm đóng góp vào sự phát triển Phật giáo tại Việt Nam ở cả chiều rộng và chiều sâu.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là khu vực đền thờ chính, hấp dẫn nhiều khách tham quan với những đền đài, khung cảnh thanh bình, an yên
Thiền viện Trúc lâm An Tâm
Thiền viện Trúc Lâm An Tâm được xây dựng và hoàn thành vào năm 2012 là nơi dành cho các ni, nơi đây mang đến vẻ đẹp thanh tịnh, yên tĩnh. Bao gồm nhiều công trình điện thờ và các ni đường, thiền thất cho những ni sư tu hành.
Du khách có thể ghé thăm Thiền viện Trúc Lâm An Tâm vào khoảng thời gian 3h30 phút sáng hoặc 6h chiều để nghe giảng đạo, ngồi thiền.
Đền Thỏng
Đền Thỏng thờ Quốc Mẫu, điểm nổi bật của cây đa đã có từ hàng trăm năm cùng với khung cảnh thiên nhiên đã tạo ra điểm nhấn của danh thắng Tây Thiên.
Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên
Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên là địa điểm tham quan nổi tiếng tọa lạc tại đỉnh núi Tây Thiên. Đền này có thờ Bà Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu – Vị vương phi sống vào đời Vua Hùng thứ 7, đây giống như thần chủ Tây Thiên, bà có công lao rất lớn trong việc giúp vua đánh giặc, ngoài ra bà còn dạy dân trồng lúa.
Đền Cô – Đền Cậu
Khi đến chùa Tây Thiên không thể bỏ qua địa điểm là Đền Cô và Đền Cậu. Trong đó Đền Cậu là nơi linh thiêng giúp cầu tự, cầu tài, cầu duyên và nhiều điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình. Đền cô có thờ Cô Bé, theo dân gian từ xưa truyền lại Cô Bé là con của trời. Đền Cô Bé là một nơi linh thiêng để gạt bỏ những muộn phiền trong cuộc sống, đến đây giúp tâm hồn thanh thản, bình yên hơn.
Ở Đền Cô và Đền Cậu đều có không khí thoáng mát, cây cỏ xanh tươi điều này giúp tạo ra không gian yên bình, tạo cảm giác thoải mái cho du khách khi đến đây.
Đại bảo tháp Mandala
Trong khu di tích Tây Thiên có ngôi Đại bảo tháp Mandala được xây dựng đầu tiên tại Việt Nam. Đại bảo được xây dựng theo kiến trúc Phật giáo Kim Cương độc đáo với chiều cao 29m, tổng diện tích sàn khoảng hơn 1500m2.
Các tầng tháp có nhiều hình dáng khác nhau, tượng trưng cho 6 yếu tố tạo nên vũ trụ theo đúng quan niệm của Phật giáo, khi đến đây du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng, tham quan và cầu nguyện.
Lưu ý khi đến chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Một số những lưu ý khi đến chùa Tây Thiên cho du khách như:
- Vào mùa hè, khi du khách đến chùa nên chuẩn bị thêm áo nắng, mũ, nước uống đầy đủ, bởi khí hậu nơi đây vào mùa hè cũng sẽ rất nắng nóng
- Nên ăn mặc lịch sự, không mặc quần ngắn, áo hở vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của những địa điểm tại nơi đây
- Chuẩn bị thêm đồ ăn nhẹ để bổ sung năng lượng trong quá trình leo lên bậc thang dẫn đến chùa hay các địa điểm xung quanh chùa. Ngoài ra nên chú ý đến sức khỏe, đặc biệt không nên gắng sức nếu thấy không đảm bảo an toàn
- Khi lựa chọn phương tiện cá nhân để di chuyển đến chùa Tây Thiên có thể đi thẳng vào trong núi, không cần rẽ vào Trung tâm Lễ hội Tây Thiên, điều này hạn chế tình trạng du khách phải đi bộ
- Hãy chuẩn bị dép quai hậu hoặc giày thể thao nhẹ, êm nếu bạn muốn khám phá cảm giác leo bộ lên đỉnh Tây Thiên. Ngoài việc phải đi bộ du khách sẽ còn phải lội suối, băng qua đoạn đèo khó đi
- Chú ý những trò chơi trên đường đi tham quan Tây Thiên để không bị lừa, mất tiền oan
- Giữ trật tự khi đến tham quan những địa điểm đền, chùa tại Tây Thiên nhằm đảm bảo sự thanh tịnh, bình yên, linh thiêng ở nơi đây
- Nên bảo quản tốt tư trang cá nhân để hạn chế tình trạng tránh bị mất cắp, đặc biệt vào những ngày cuối tuần hoặc lễ hội
- Khi đi nhớ mang theo kem chống nắng, áo dài tay để bảo vệ làn da bởi khuôn viên chùa Tây Thiên khá rộng lớn để cho du khách thỏa sức khám phá
- Tuyệt đối không được vứt rác bừa bãi, ngắt cành, bẻ cây hay làm hư hại những hiện vật khi đến tham quan chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Hy vọng với những chia sẻ từ vietimes.com.vn ở trên, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quát hơn về Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc, cách di chuyển, các địa điểm nên tham quan khi đến đây và những lưu ý khi đến nơi đây. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để đón đọc thêm nhiều thông tin hữu ích.