Tìm hiểu hát bè là gì và quy tắc phối bè khi thực hiện hát bè
Âm nhạc là một trong những điều mang lại nhiều cảm xúc tuyệt vời cho cuộc sống. Và nếu như bạn là người yêu nhạc chắc chắn không thể bỏ qua hát bè. Hãy cùng tìm hiểu hát bè là gì và quy tắc phối bè khi thực hiện hát bè ngay dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Hát Bè là gì?
Hát bè là kỹ thuật hát cần sự trình bày của 2 người trở lên trong ca khúc (ví dụ song ca, tốp ca, đồng ca và hợp xướng), trong đó phải đảm bảo sự hòa hợp giữa 2 hay nhiều giọng ca đan xen với nhau và tuân theo quy tắc phối bè đã được quy định, bao gồm 1 bè chính và 1 bè phụ hoặc 1 bè chính và nhiều bè phụ.
Bè hòa âm: bao gồm 2 hoặc nhiều người hát cùng lúc, bao gồm có giọng trầm và giọng bổng.
Bè phức điệu: khác với bè hòa âm, bè phức điệu sẽ hát không cùng một lúc, gồm người đảm nhận hát trước và người đảm nhận hát sau , hay còn gọi là “Hát bè đuổi”.
Phân loại giọng trong Hát bè
Quy định trong Hát bè sẽ phân loại về giọng hát thành:
Giọng nam trầm (Bass)
Giọng nam trung (Baritone)
Giọng nam cao (Tenor)
Giọng nữ trầm (Contralto)
Giọng nữ trung (Mezzo-soprano)
Giọng nữ cao (Soprano)
Dựa trên cơ sở phân loại giọng hát trong hát bè, người phối bè có thể tạo ra thêm hình thức 3 bè, 4 bè. Trong đó bao gồm xây dựng mô hình Hợp xướng được chia thành:
Hợp xướng giọng nữ
Hợp xướng giọng nam
Hợp xướng giọng nam và nữ
Hợp xướng thiếu nhi
Quy tắc phối bè khi thực hiện hát bè
Có 3 quy tắc phối bè thường gặp khi hát:
Bè quãng 8: là kỹ thuật hát bè đơn giản nhất, người đảm nhận phần bè chính và bè phụ sẽ hát giai điệu có trong bài hát cùng lúc với nhau với cao độ cách nhau một quãng 8.
Trong văn hóa âm nhạc, phần biểu diễn song ca nam nữ, chúng ta sẽ thường bắt gặp kỹ thuật hát bè này khá nhiều vì giọng nam và giọng nữ được cấu tạo sẵn đã có cao độ cách nhau một quãng 8 nên việc thực hiện sẽ rất dễ dàng.
Bè quãng 3: kỹ thuật hát bè này sẽ phải đòi hỏi quá trình luyện tập cảm nhận và hát với cao độ nâng cao hơn, người đảm nhận phần bè phụ sẽ hát giai điệu có trong bài hát cùng lúc với bè chính bằng cao độ cách nhau một quãng 3.
Bè quãng 5: giống như với bè quãng 3, khi bè quãng 5 người đảm nhận phần bè phụ sẽ hát giai điệu có trong bài hát cùng lúc với bè chính đảm bao cao độ cách nhau một quãng 5
Bè tùy ý theo 1 giai điệu biệt lập: Đối với kỹ thuật này thì cần phải có mức độ chuyên môn cao bởi nó mang tính sáng tạo rất nhiều. Họ cần có khả năng xác định quãng, lắng nghe hợp âm phải thật tốt.
Những trường hợp cần lưu ý khi hát bè
Quy tắc phối bè phải tuân theo hợp âm nên một số trường hợp không thể luôn giữ bè cao hơn hoặc thấp hơn 1 quãng 3 hay quãng 5 được.
Trong một số ca khúc Việt Nam việc sử dụng dấu thanh (dấu sắc, dấu huyền,…) ảnh hưởng rất nhiều đến ý nghĩa câu từ sử dụng trong bài hát, vì thế cao độ của các quãng hát bè khi thay đổi chúng ta cần cân nhắc phối bè tại những đoạn hợp lí tránh trường hợp cưỡng âm trong ca từ.
Cách để luyện tập được kỹ thuật hát bè
Đối với những bạn mới tập hát bè thì cần để ý tới những vấn đề sau:
Tìm và viết ra note nhạc chính của bài hát mình cần hát bè đó sẽ được gọi là bè chính.
Phần bè phụ chúng ta sẽ xác định dựa trên quy tắc về quãng nêu ở trên để viết lại note bè phụ vào những đoạn mà mình cần bè trong bài hát.
Sau đó luyện tập hát bè bằng cách sử dụng nhạc cụ như piano, organ, guitar,… đàn mẫu giai điệu bè phụ mà mình đã viết ra để đạt được độ chính xác cao nhất hãy lặp đi lặp lại bằng giọng hát.
Trên đây là hát bè là gì và quy tắc phối bè khi thực hiện hát bè. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.