Hát ca trù là một loại hình âm nhạc dân tộc truyền thống ở miền Bắc. Thế nhưng không phải ai cũng có thể nắm bắt rõ về loại hình này. Và dưới đây hãy cùng tìm hiểu đặc điểm và danh xưng liên quan đến loại hình âm nhạc này nhé!
Nội dung tóm tắt
Đặc điểm của hệ thống bài bản ca trù
Ca Trù là loại hình nghệ thuật dân gian, chính vì thế nó mang rất nhiều đặc điểm mang tính dân tộc của chúng ta.
Bản chất âm thanh của ca trù
Ca trù vừa là loại khí nhạc (vocal music), vừa là loại thanh nhạc (instrumental music). Có một ngôn ngữ âm nhạc độc đáo, tinh vi.
Xem ngay: 10 loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo để biết thêm về nghệ thuật
- Thanh nhạc: Người hát ca trù phải có giọng cao , trong , thanh và phải vang, khi hát phải biết ém hơi, nhả chữ và hát tròn vành rõ tiếng, biết nảy hạt (đổ hột), đổ con kiến. Người hát ca trù vừa hát, vừa gõ phách. 5 khổ phách cơ bản phải biết rất rõ, tiếng phách phải giòn, chắc, dứt điểm. Sự ăn khớp được thể hiện ở lời ca và tiếng phách. Âm thanh của ca trù vô cùng hay và đặc biệt khi bạn nghe ở loa chuyên dụng.
- Khí nhạc: Đàn đáy chính là kép đàn dùng làm phụ họa. Bản đàn không nhất thiết phải đi theo bài hát, vì phải theo khổ đàn, nhưng khổ phách, khổ đàn và tiếng ca phải hòa quyện vào nhau. Có những cách đàn ca chân phương- theo lề lối hay hào hoa, bay bướm và sáng tạo.
- Quan viên là người cầm chầu, tiếng trống chầu vừa chấm câu khi tham gia vào cuộc diễn tấu. Quan viên sẽ có nhiệm vụ phê phán, khen chê đúng chỗ, để khích lệ ca nương – kép đàn, giúp cho thính giả biết được đoạn nào chưa hay và hay.
Danh xưng nghệ thuật trình diễn ca trù
Hát ả đào
Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên: Đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028) có người ca nương tên là Đào Thị giỏi nghề ca hát, thường được nhà vua ban thưởng. Người thời bấy giờ ngưỡng mộ danh tiếng của Đào Thị nên phàm con hát đều gọi là Đào nương. Theo đó, tên gọi cổ xưa nhất của thể loại âm nhạc ca trù chính là Ả đào.
Hát cửa đình
Trong các lễ tế lễ thần thánh văn hóa ở các đình hay đền làng thì đây là hình thức sinh hoạt ca trù phục vụ cho các nghi thức này.
Hát cửa quyền
Trong nghi thức cung đình thời phong kiến thì hình thức sinh hoạt nghệ thuật ca trù được tổ chức thường xuyên.
Hát nhà trò
Ả đào miệng hát tay múa uốn éo lên xuống, làm bộ điệu người điên, người say rượu, người đi săn… hát nhà trò là khi vừa hát người ta đan xen làm trò.
Hát ca trù
Xưa có lệ hát thẻ. Thẻ gọi là Trù, làm bằng mảnh tre ghi mức tiền ứng với giá trị mỗi thẻ, dùng để thưởng ả đào thay cho tiền mặt. Vì thế hát ả đào còn được gọi là ca trù, nghĩa là hát thẻ.
Hát nhà tơ
Được gọi là Hát nhà tơ, nghĩa là hát ở trong ty quan.
Ca nương – Ả đào
Ca nương – Ả đào là thành viên quan trọng của tiệc ca trù, vai trò của ả đào là làm ca sĩ cho tiệc hát nhưng khác với ca sĩ ở chỗ ả đào vừa hát vừa gõ phách.
Kép, kép đàn
Kép cùng với đào là những thành viên quan trọng trong tổ chức hát ca trù, thông thường cũng được gọi chung là đào kép, hay thời nay gọi là ca nương
Kép đàn, trong đó vai trò chính của kép là gảy đàn (nhạc công), đào là người hát.
Quan viên, cầm chầu
Khái niệm quan viên trong ca trù dùng để gọi những người tham gia nghe hát. Trong một cuộc hát ca trù, quan viên cũng có thể tham gia cầm chầu. Họ có thể vừa là công chúng thưởng thức và cũng có thể là thành viên của ban nhạc.
Hát cô đầu
Những ả đào danh ca dạy con em thành nghề, mỗi khi đi hát đình đám bọn con em phải trích ra một món tiền để cung dương thầy gọi là tiền Đầu.
Hát ca công
Ca công là danh từ được dùng để chỉ các nghệ sĩ chốn giáo phường. Âm nhạc giáo phường người ta hàm ý là hát ca công.
Trên đây là đặc điểm và danh xưng loại hình âm nhạc dân tộc hát ca trù. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.