Múa rối nước là gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Để giải quyết vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm kiếm những thông tin hữu ích nhất. Cùng theo dõi nhé.
Nội dung tóm tắt
Múa rối nước là gì?
Múa rối nước là một thể loại của loại hình sân khấu Việt Nam. Được sinh ra từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của nông dân vùng châu thổ sông Hồng, nó mang đậm tính văn hóa phương Đông và Đông Nam Á. Tiến trình phát triển của Múa rối nước là một quá trình liên tục, chưa bao giờ đứt đoạn. Đó là thể loại sân khấu vận động theo hình thức dân gian với đầy đủ đặc trưng của văn hóa dân gian trong mùa vụ, hội hè, đình đám ở nông thôn.
Múa rối nước được ra đời khoảng hơn 10 thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi. Hiện nay, loại hình nghệ thuật này rất phát triển, có thể sánh ngang với tuồng, chèo. Múa rối không chỉ có ở nước ta mà còn có ở các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Nhưng chỉ có Việt Nam là có loại hình múa rối nước. Như những đặc trưng tiêu biểu của loại hình nghệ thuật này, mà hiện nay nó đã trở thành biểu trưng của người dân Việt Nam, được bạn bè quốc tế biết đến và yêu thích.
>> Xem thêm: 10 loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo
Múa rối nước ở Việt Nam hiện nay
Tại Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, chỉ có rối tay, rối que và rối dây. Còn múa rối nước thì chỉ gặp ở Việt Nam và Trung Quốc. Theo giáo sư J. Pim-pa-ne-au, múa rối nước đã biến mất ở Trung Quốc và ngày nay “chỉ còn tồn tại ở Việt Nam”.
Đoàn múa rối Trung ương không những chỉ giới thiệu các chương trình múa rối tay, múa rối que và múa rối nước mà còn động viên việc sáng tác các tiết mục mới cũng như việc nghiên cứu về lịch sử múa rối nước.
Năm 1992, Nhà hát Múa rối Thăng Long phục hồi 17 trò rối nước làm sống dậy trò rối nước trên toàn quốc gồm: Bật cờ, Chú Tễu, Múa rồng, Em bé chăn trâu, Cày cấy, Cậu ếch, Bắt vịt, Đánh cá, Vinh quy bái tổ, Múa sư tử, Múa phượng, Lê Lợi trả gươm, Nhi đồng vui chơi, Đua thuyền, Múa lân, Múa tiên, Tứ linh.
Hiện nay, ở Việt Nam có 6 đoàn nghệ thuật múa rối chuyên nghiệp ở trung ương, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk và Quảng Trị. Ngoài ra còn có hàng chục phường múa rối nước ở nhiều địa phương của vùng đồng bằng sông Hồng.
Các vở múa rối nước
Chương trình tiết mục rối nước khá phong phú :
– Các trò ca ngợi cái thú làm ruộng, chăn vịt, đánh cá, dệt cửi, xay lúa, giã gạo ….
– Các trò vui chơi giải trí lành mạnh bổ ích như đấu vật, đưa ngựa, đánh đu, leo cây, lộn thang, múa lân, múa rồng, đánh kiếm…
– Các tích trò nêu gương anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê
– Các vở chèo,vở tuồng như Thị Mầu lên chùa, Lưu- Nguyễn nhập Thiên thai, Tây du, Sơn Hậu, Tam quốc …
Tiết mục rối nước ngắn gọn, phản ánh một cách ước lệ nhưng chân thực cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu của người Việt
Trò xưa thường diễn không lời, khi nền văn học dân tộc phát triển đã đem đến cho các tiết mục rối nước thêm lời giáo, lời hát.
>> Xem thêm: Múa rối cạn là gì?
Quân rối nước được tạo hình bằng loại gỗ nhẹ, dai thớ như cây sung, vông … vốn rất sẵn quanh các bờ ao và sơn bằng nhựa cây sơn chuyên dùng sơn thuyền được trồng nhiều ở vùng trung du phía Bắc. Quân rối điều khiển từ xa bằng hai loại máy: dây và sào với các bàn máy đơn giản hay phức hợp, các hệ thống cọc, các dây lớn dây nhỏ, dây cứng dây mềm, các sào gỗ, sào tre…
Nghệ nhân rối nước phải đứng ngâm nửa mình trong bùn nước sau mành của buồng trò điều khiển quân rối… Xưa rối nước thường diễn ban ngày và chủ yếu với nhạc gõ như trống, mõ, phèng la, não bạt, … và các âm thanh mạnh như pháo, ốc, tù. Lời giáo, lời trò đều lấy từ ca dao, dân ca,… hay trích trong các vở kịch hát dân tộc. Sân khấu rối nước gọi là Thủy đình , được dựng ngoài trời, gồm:
– Một: Buồng trò – dựng giữa ao, hồ, che kín, có mành treo cửa trước che nghệ nhân đứng sau điều khiển.
– Hai: Sân khấu – khoảng mặt nước trước mành dài rộng 4m x 4m, hai bên có lan can thấp kéo từ hai nhà nanh hai bên, nơi quân rối hoạt động.
– Ba: Nơi người xem – khoảng bờ, bãi, sân trước và hai bên sân khấu dưới bóng cây trồng quanh ao, hồ…
Với những cố gắng của ngành múa rối nước Việt Nam, nghệ thuật này đang được bảo vệ và phát triển để xứng đáng với tầm vóc của nó trong di sản văn hóa dân tộc. Hi vọng rằng múa rối nước sẽ không chỉ là niềm tự hào của quốc gia mà còn là niềm kiêu hãnh của Việt Nam trên trường quốc tế.