Ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ, hát quan họ được biết đến với những làn điệu dân ca trữ tình. Và hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các hình thức trong dạy hát quan họ này nhé!
Hình thức trong dạy hát quan họ trữ tình
Hát đôi là hình thức hầu hết được thể hiện trong hát quan họ. Khi một đôi trong Quan họ bạn hát thì bên kia cũng chuẩn bị một đôi để hát đối lại. Giao duyên và đối đáp hầu như chúng ta thường thấy trong hát quan họ. Những người hát Quan họ thường được gọi là liền anh, liền chị.
Xem ngay: 10 loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo để biết thêm về nghệ thuật
Kết cấu của mỗi điệu hát lại được hình thành từ những lễ kết nghĩa. Lễ kết nghĩa được bắt đầu bằng những lời thăm hỏi tận tình hoặc những lời thề thốt. Sau đó, họ lại có buổi gặp nhau ở bên nam. Họ có thể thổ lộ tình cảm với nhau và có thể hát thâu đêm suốt sáng.
Căn cứ vào sự đồng nhất về cữ giọng, âm sắc, họ xếp thành từng cặp: anh Cả – chị Cả, anh Hai – chị Hai, anh Ba – chị Ba, anh Tư – chị Tư… Tình yêu nam nữ, sự gắn bó thủy chung chủ yếu được thể hiện trong những lời ca từ quan họ. Nhưng trên thực tế họ không hề nghĩ đến chuyện yêu nhau mà chỉ quan hệ trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Họ gọi nhau bằng anh, chị và xưng em hoặc tôi. Thời gian kết nghĩa của người Quan họ có thể từ đời này sang đời khác hay có khi chỉ một vài năm. Địa điểm ca hát thường là ở sân nhà, trước cửa đình, cửa chùa, dưới gốc đa, bên sườn đồi, trên thuyền, bến nước…
Theo quan niệm của người Quan họ, nghệ nhân là những ngưòi có kỹ năng hát “vang, rền, nền, nẩy” điêu luyện, thuộc nhiều bài, nhiều “giọng” Quan họ. Nhờ họ có thể lưu giữ và trao truyền những di sản văn hóa quý báu cho những thế hệ mai sau. Họ được coi là bậc thầy và luôn xứng đáng được tôn vinh.
Hát quan họ đối đáp có lề lối là phải hát theo nguyên tắc hát đối giọng. Trong hát đối có người hát dẫn và người hát luồn. Mở đầu canh hát bao giờ cũng phải ca những bài giọng lề lối như: La rằng, Đường bạn,Tình tang, Cây gạo…sau đó mới hát đến các bài thuộc giọng vặt. Cuối cùng là những bài thuộc giọng giã bạn. Đây là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hơn kém, được thua giữa các bọn quan họ. Trong những bài hát đối bắt buộc phải có những bài độc để kích thích sự thú vị trong những màn hát. Đó là những bài hát mới mà đối phương chưa biết song vẫn phải đảm bảo hội tụ đủ các tố chất âm hưởng riêng của âm nhạc quan họ. Do đó, trong quan họ cần có những người sáng tác ra những bài mới để có thể đối đáp được hay nhất. Họ chính là những “Nhạc sỹ dân gian”- tác giả của hàng trăm làn điệu quan họ được truyền khẩu từ đời này qua đời khác cho tới ngày nay.
Về mặt âm nhạc thì đại bộ phận các bài quan họ bố cục thành hai phần: phần đầu cổ tính chất ngâm vịnh, giáo đầu nên tiết tấu tự do, chậm rãi, phần thân bài là ca khúc chính, có tiết tấu nhanh hơn phần đầu. Cũng có những bài quan họ có thêm phần thứ ba là phần “đổ” nghĩa là người hát chuyển giọng, mang sắc thái mới bất ngờ để báo hiệu sự kết thúc. Theo thống kê chưa đầy đủ thì dân ca quan họ có tới hơn 200 làn điệu. Mỗi làn điệu là một ca khúc hoàn chỉnh.
Trên đây là các hình thức trong dạy hát quan họ trữ tình. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều điều bổ ích.