Categories: Tin tức

Múa rối dây – Nghệ thuật dân gian độc đáo có nguy cơ bị mai một

Múa rối nước, múa rối dây  là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra đời hầu như cùng lúc với sự hình thành nền văn hóa Đại Việt. Tinh hoa Múa rối nước Việt Nam đã được sự ngưỡng mộ trong làng bạn bè thế giới, sân khấu Múa rối nước được xem là bộ môn nghệ thuật “Độc nhất vô nhị”.

Nguồn gốc múa rối dây, múa rối nước

Nghệ thuật Múa rối truyền thống Việt Nam mà đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất là Rối nước được ra đời, phát triển và trở thành một loại hình nghệ thuật thì đó phải kể đến sự tìm tòi, sáng tạo và liên tưởng của cha ông ta trước cuộc sống bình dị gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước và sự du nhập mạnh mẽ của phật giáo vào Việt Nam.

Múa rối dây tại Viêt Nam

>> Xem thêm: 10 loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo

Theo những nguồn tư liệu khác nhau về nghệ thuật Múa rối ở Việt Nam cho thấy: năm 1121 Múa rối nước đã được đưa vào biểu diễn để mừng thọ vua, mà minh chứng đó là những dòng chữ Hán được khắc trên tấm bia đá cổ có từ triều đại nhà Lý mà hiện nay đang được đặt tại chùa Long Đọi, xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Từ những con Rối riêng lẻ của một số các cá thể phát triển thành những Phường rối với nhiều những tích trò hay, lạ, đẹp mắt rồi được đem ra biểu diễn, thi tài phục vụ nhân dân. Từ đây nghệ thuật Múa rối đã trở thành thú chơi tao nhã của nhân dân đồng bằng sông Hồng và đến nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống trong dân gian được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Nghệ thuật múa rối dây Việt Nam

– Rối dây : Chỉ thấy xuất hiện ở vùng biên giới Cao Bằng với tên Mộc thầu hí, Slương pấtlạp, đầu rối bằng gỗ, mình nan đan, bàn tay gỗ, bàn máy điều khiển bằng tre, dây tơ, dây gai mềm, không có chân. Rối dùng để diễn trò và tích trò. Sân khấu thường dựng trên chòi làm sẵn ở các chợ, sòng  bạc, …

Ở Việt Nam, nhân vật trên sân khấu rối rất phong phú, là những nhân vật trong các truyện cổ tích , thần thoại như Lý Thông, Thạch Sanh, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Phù Đổng, …  đến các nhân vật hiện đại như Cu Tý, bé Rồng, Anh bộ đội kéo pháo,… Hơn nữa trên sân khấu múa rối những loài động vật, cây cối, nhà cửa, vật dụng… đều có thể trở thành nhân vật có đời sống sinh động và phong phú. Có thể nói sân khấu rối “chấp nhận” mọi sự tưởng tượng phong phú. Các con rối đã biến sự tưởng tượng thành “hiện thực”, không có biên giới ngăn cách cái thật và cái giả, … vì vậy, có nhiều nhà nghiên cứu đã gọi sân khấu rối là “Thế giới tuyệt đẹp của tuổi thơ”.

Thực trạng múa rối tại Việt Nam

Thực tế, Múa rối nước dân gian Việt Nam đang có xu hướng hiện đại hóa và đang mờ dần bản sắc, vì nó bị tác động bởi cơ chế thị trường, đồng thời không được quản lý có định hướng rõ ràng. Cũng cần nhận thức rằng, không có nghệ thuật truyền thống nào không được cải tiến và nâng cao mà có tác động trong thời hiện đại, nhưng mọi cải tiến và nâng cao phải đảm bảo đặc tính tinh hoa của nó trong mối quan hệ với bản sắc dân tộc, theo định hướng văn hóa của ta.

Thực trạng múa rối tại Việt Nam

>> Tìm hiểu thêm: Một số loại hình nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc

Các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển Múa rối nước dân gian.

Múa rối nước dân gian ở khu vực đồng bằng Bắc bộ đang tồn tại và phát triển nhưng cũng gặp phải những điều bất cập. Trên thực tế vẫn tồn tại những phường Rối tuy vẫn duy trì hoạt động, nhưng thực chất lại là dập khuôn. Gần như hầu hết các phường Múa rối nước trên toàn miền Bắc đều diễn một chương trình gần giống nhau, đó là 16 trò Múa rối nước dân gian được rút ra từ phường Nguyên Xá ở Thái Bình và phường Nam Chấn ở Nam Đinh. Trong khi đó hàng trăm trò diễn độc đáo do nghệ sĩ dân gian sáng tạo trong hàng trăm năm qua, vẫn còn nằm im trong ký ức của những người có nghề ở nông thôn, bởi những nghệ sĩ cao niên không thể diễn được nữa, việc tạo hình con rối hiện nay cũng không nhất quán về phong cách. Sự tản mạn, manh mún của phong trào Múa rối nước dân gian là nguyên nhân chính của sự mai một và mất bản sắc dân gian trong môn nghệ thuật đặc sắc này.       Nghệ thuật múa rối Việt Nam hôm nay phong phú và tinh tế hơn, hy vọng với sự quan tâm và đầu tư của các tổ chức múa rối Quốc tế, của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Việt Nam, nghệ thuật múa rối dây Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả ngày càng tốt hơn. Với phương châm kết hợp hài hòa truyền thống và hiện đại, đó là bước tiến cần xác định của nghệ thuật múa rối dây Việt Nam hôm nay và mai sau.

Hà Thủy

Share
Published by
Hà Thủy

Recent Posts

Địa chỉ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ở đâu TPHCM?

Địa chỉ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ở đâu TPHCM là thắc mắc…

2 tuần ago

Giải đáp thắc mắc: Ngành Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng học mấy năm?

Trong những năm gần đây có nhiều thí sinh tìm hiểu và có nguyện vọng…

3 tuần ago

Có nên học tiếng Trung không? Học tiếng Trung có khó không?

Nhiều bạn trẻ đang tìm hiểu ngành Ngôn ngữ Trung có băn khoăn có nên…

1 tháng ago

Mức lương và hệ số lương Cao đẳng Điều dưỡng là bao nhiêu?

Hệ số lương Cao đẳng Điều dưỡng là bao nhiêu? Mức lương được tính như…

1 tháng ago

Năm 2024 Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch xét tuyển học bạ miễn 100% học phí

Ngoài phương thức xét tuyển thì học phí là vấn đề được rất nhiều phụ…

2 tháng ago

Các trường đào tạo ngành Hộ sinh khu vực TPHCM hiện nay

Hộ sinh là ngành học thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sản khoa và…

2 tháng ago