Cùng với cổ điển và hiện đai, tân cổ điển là xu hướng nghệ thuật đang được ưa chuộng hiện nay. Lấy cảm hứng từ nghệ thuật cổ đại Hy La, kết hợp với hơi thở đương đại, tân cổ điển đem lại hơi thở mới với sự tinh tế và tính nghệ thuật cao. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về phong cách nghệ thuật này, bài viế dưới đây xin chia sẻ những đặc trưng của phong cách tân cổ điển trong hội họa và kiến trúc.
Trường phái nghệ thuật tân cổ điển là gì?
Theo chia sẻ của những tin tức nghệ thuật trên vnexpress.net, tân cổ điển là trào lưu nghệ thuật trang trí, văn học, nghệ thuật, âm nhạc và kiến trúc… lấy cảm hứng từ văn hóa và nghệ thuật cổ điển phương Tây. Phong cách này phủ định sự phù phiếm của Rococo, chú trọng đến yếu tố đơn giản và cân đối trong thiết kế. Thế nhưng, thực tế, tác phẩm tân cổ điển phong phú và linh hoạt, khó có thể tìm được điểm đồng nhất tuyệ đối.
Tìm hiểu trường phái tân cổ điển trong hội họa
Trào lưu tân cổ điển ra đời vào cuối thế kỷ 18- đầu thế kỷ 19, có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống nghệ thuật, trong đó có hội họa.
Đặc trưng của hội họa tân cổ điển châu Âu là việc sử dụng những gam màu đậm, sâu, kết hợp với những bóng đổ tối. Nội dung tranh thường hướng về đời sống của giới quý tộc châu Âu như những buổi diễn kịch, buổi tiệc tùng vui chơi nhảy múa hay đời sống thường nhật củ vua chúa, quý tộc…Thiên nhiên hay lâu đài cổ thường được chuộng, được sử dụng nhiều để làm nền cho bức tranh. Bên cạnh đó còn là khoảng không bầu trời hay những vệt sáng của mặt trời…
Về mặt bố cục, tranh tân cổ điển thường mang kịch thích và đồ sộ, được tập trung vào hành động của nhân vật trung tâm hay nhóm nhân vật. Yếu tố dẫn dắt tân cổ điển- Neoclassicism chính là khát vọng hướng tới sự hoàn thiện. Nghệ sĩ tân cổ điển thường sử dụng những đường nét sắc sảo với những hình khối rõ ràng. Bên cạnh đó là sự chọn lựa những gam màu lạnh và bề mặt tranh nhẵn bóng. Tranh thường sử dụng những đường vẽ mềm mại, làm tăng sự tinh tế của những đường nét cơ thể. Những tác phẩm tân cổ điển tinh túy sẽ không có một đường cọ nào bị lộ ra. Với những họa sĩ Neoclassicism, cách tốt nhất để truyền tải tinh thần cho tác phẩm là sự thanh thoát, đơn giản nhưng hoàn hảo. Điều này đem lại sự tinh tế và tính nghệ thuật cao cho tác phẩm.
Tân cổ điển trong kiến trúc
Không những ảnh hưởng đến những tác phẩm hội họa, trường phái nghệ thuật tân cổ điển còn ảnh hưởng đến lĩnh vực kiến trúc. Theo những tin tức chia sẻ về lĩnh vực này thì kiến tức tân cổ điển được bắt đầu tư năm 1750. Đây là trào lưu kiến trúc hồi tưởng lại kiến trúc cổ điển, là sự chắt lọc những nét tinh túy của nghệ thuật cổ điển. Trong các công trình kiến trúc, người ta tìm thấy kiến thức cột cơ bản trong nghệ thuật kiến trúc cổ điển.Đây được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển.
Tân cổ điển chú trọng đến nghệ thuật tạo hình đặc trưng. Thiết kế kiến trúc này là sự đơn giản hóa kiến trúc cổ điển, lấy các bức tường và hàng cột làm trọng tâm , từ đó làm nổi bật bản chất chi tiết của những bộ phận đó. Đặc biệt, những đường nét cầu kỳ của nghệ thuật cổ điển được tinh giảm, ánh sáng được tăng lên và chiều cũng như góc nhìn được mở rộng. Những tác phẩm điêu khắc phù điêu là những điểm nhấn được đặt lên bề mặt phẳng, có xu hướng hạn chế khung. Bên cạnh đó, hình khối kiến trúc cân đối và được cách điệu đa dạng.