Ngày nay, tình trạng trẻ vị thành niên và thanh niên bị bạo hành xảy ra khá phổ biến, có xu hướng tăng và lan nhanh. Chính vì thế, đây được xem là vấn đề cấp thiết cần được cảnh báo để chủ động ngăn ngừa.
Bạo hành trẻ em được hiểu như thế nào?
Hành vi bạo hành có thể được thể hiện ở nhiều hình thái khác nhau như bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần, bạo hành về tình dục.
Bạo hành về thể chất là hình thức hành hạ thân thể như đánh, tát, bạt tai, bắt nhịn đói, bắt nhốt… Bạo hành về tinh thần được hiểu là những hành động uy hiếp tinh thần như chửi mắng, lăng mạ, gây mất thể diện trước mặt người khác, bỏ rơi ,xao lãng bỏ mặc, không công nhận… Bạo hành về tình dục là hành vi quấy rối, lạm dụng, cưỡng ép thực hiện . Những hành vi bạo lực tình dục làm tổn hại đến thể chất, tinh thần như hiếp dâm, quấy rối, , sử dụng lời nói tục tĩu, sờ mó, ép buộc chụp hình khỏa thân, cưỡng ép bán dâm…
Nạn nhân của hành vi bạo hành là ai?
Theo chia sẻ của nhiều tin tức đời sống– xã hội, đối tượng gây bạo hành tình dục là người quen hay người thân của nạn nhân. Trẻ em nữ thường là đối tượng của hành vi bạo hành, lạm dụng tình dục chiếm tỉ lệ cao hơn . Tuy nhiên,trẻ em nam vị thành niên và nam thanh niên cũng có thể là nạn nhân
Những trường hợp bạo hành trẻ em có nguyên nhân bắt nguồn từ những định kiến và hiện tượng bất bình đẳng về giới tính , thường được gọi chung là bạo hành trên cơ sở giới tính hay bạo hành giới tính.
Trẻ vị vị thành niên nữ có thể là nạn nhân của việc buôn bán người. Đây là một hình thức bạo hành trên cơ sở giới tính. Trẻ em nữ vị thành niên và thanh niên là con của những gia đình di cư từ nông thôn ra thành phố, nghèo, không biết chữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người có rối loạn tâm lý hay có những biểu hiện tâm thần hoặc không sống cùng gia đình như trẻ vị thành niên đường phố, mồ côi, sống trong cơ sở nội trú, trại giáo dưỡng, trại giam… thường là những đối tượng có nguy cơ bị bạo hành cao hơn, đặc biệt là hành vi quấy rối và lạm dụng tình dục.
Bên cạnh đó, nhữn trẻ vị thành niên và thanh niên đồng tính, chuyển giới có nguy cơ bị bạo hành cao những trẻ em dị tính. Đây cũng là đối tượng có nguy cơ tự tử do kỳ thị và bạo hành cao hơn nhiều lần so với trẻ vị thành niên và thanh niên dị tính. Ngoài ra , những đối tượng trẻ em và thanh niên nữ, đặc biệt là những đối tượng sử dụng chất kích thích như rượu, ma túy có nguy cơ bị bạo lực và lạm dụng tình dục cao hơn so với trẻ vị thành niên và thanh niên không sử dụng các chất kích thích này.
Môi trường bạo hành trẻ em
Thực tế, vấn đề bạo hành có thể xảy ra tại gia đình, trường học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt… Tuy nhiên hiện nay, bạo hành trong trường học đang có xu hướng gia tăng , dẫn đến nhiều hệ lụy đến sức khỏe và xã hội.
Theo một số ghi nhận, trẻ vị thành niên và thanh niên sống trong môi trường bạo hành như cha bạo hành mẹ, anh chị bạo hành em… cũng là những đối tượng bị ảnh hưởng bởi hành động bạo hành. Điều này tạo nên sự lo lắng, căng thẳng, trầm cảm… Một số rối loạn tâm lý do vấn đề bạo hành hay sống trong môi trường bạo hành có thể dẫn đến những rối loạn về hành vi như có hành động phản kháng, nổi loạn, tự tử.
Trước sự nghiêm trọng của nạn bạo hành trẻ em, ngành y tế và những cơ quan chức năng cần quan tâm đến những yếu tố nguy cơ, hậu quả và dấu hiệu bạo lực tình dục để có thể chủ động được những biện pháp phòng tránh.