Việt Nam với địa hình hình chữ S, kéo dài dọc ba miền Bắc, Trung, Nam nên văn hóa ẩm thực sẽ có những nét đặc trưng khác biệt. Vậy các món ăn đặc trưng của miền Bắc như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
Đây không còn là món ăn nổi tiếng riêng của miền Bắc nữa mà hương vị của nó đã chinh phục được những người yêu ẩm thực của cả nước thậm chí trên toàn thế giới. Phở Hà Nội thường là phở bò hay phở gà. Bánh phở được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi.
Nước dùng cho nồi phở được ninh từ xương bò hoặc xương lợn, sá sùng, kèm theo nhiều loại gia vị như: quế, hồi, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, gừng nướng, hành khô nướng tạo nên hương vị đặc trưng riêng. Để thưởng thức được tô phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của người chế biến, đặc biệt quan trọng là nồi nước dùng.
Người ta nói rằng các món ăn Hà Nội thường rất cầu kỳ, tinh tế, với món bún thang thì điều đó rất đúng. Ai đã ăn món này 1 lần, thì dù đi đâu, làm gì, cũng nhớ về một miền quê hương với món bún đậm đà dân tộc.
Làm bún thang là một quá trình cầu kỳ từ phần chuẩn bị cho đến lúc chế biến. Ước tính phải cần đến 20 nguyên liệu mới đủ để làm bún thang. Bún để làm phải là loại bún sợi nhỏ. Rau răm, mùi tàu, trứng gà rán mỏng, giò lụa thái sợi, lườn gà xé rải đều trên nền bún trắng. Trên rắc tôm bông và rải vài lát lạp xưởng. Nước dùng phải là loại nước trong, nóng chan vừa bát. Gia vị đi kèm như giấm, tỏi, ớt, hạt tiêu hoặc thêm chút mắm tôm.
**** Tham khảo thêm: Tổng hợp các món ăn đặc sản miền trung ngon nhất
Để làm món bánh cuốn này cũng khá công phu, bột tráng bánh phải chọn loại gạo ngon, xay mịn như nước, từng lá bánh được tráng trên khuôn vải căng chụp trên nồi nước sôi. Khách ăn đến đâu, người bán khẽ bóc từng lá đến đấy và thoa thêm một chút mỡ phi hành cho thơm. Để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của bánh cần có nước chấm. Nước chấm khéo pha với các loại nước mắm ngon, dấm nếp, thêm vài lát ớt tươi, giọt cà cuống và hành phi. Bánh có thể ăn kèm với chả quế, ruốc tôm, ruốc thịt, hấp nóng trong một nồi nước.
Các món ăn đặc trưng của miền Bắc
Đây được coi là một loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam. Đình Bảng là nơi gắn bó với phát tích của triều Lý và là nơi đầu tiên làm ra loại bánh này. Nhân bánh ngoài đỗ xanh đãi sạch vỏ đã được hấp chín đánh tơi, người ta còn cho thêm đường trắng, cùi dừa, hạt sen và các hương ngũ vị.
Bánh được gói rất đơn giản chỉ bằng những tấm lá dong rồi luộc lên, bánh phu thê không khoe mùi tỏa hương như bánh rán, bánh khúc, nhưng chỉ tới khi bóc bánh đặt lên đĩa sứ người ta mới thật sự ngỡ ngàng. Dưới lớp bỏ bánh sắc vàng trong suốt, nhân bánh hiện ra.
Bánh đậu xanh là loại bánh đặc sản của Hải Dương được rất nhiều người phải lòng ngay khi nếm thử. Bánh không quá cầu kỳ mà rất giản dị, mộc mạc nhưng lại chứa đựng hương vị nồng nàn của miền quê Bắc Bộ. Để làm được bánh ngon phải chọn bột đậu xanh nguyên chất, hương thơm thuần khiết không có hương liệu công nghiệp. Bánh ngon làm bằng bột ướt, có trộn mỡ, đường vừa phải để tạo độ ngọt thanh và phải béo ngậy, thơm mùi đậu xanh. Bánh đậu xanh khi thưởng thức cùng trà sẽ tạo nên một hương vị rất Việt Nam.
Trên đây là các món ăn đặc trưng của miền Bắc, hy vọng những món ăn này sẽ giúp bạn có cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp mảnh đất và thiên nhiên con người nơi đây.
Mai Châu là một thị trấn nổi tiếng về du lịch tại Hòa Bình. Vậy…
Đến bây giờ có nhiều người chưa biết rõ Vĩnh Phúc ở đâu? Vĩnh Phúc…
Trong những năm gần đây Vĩnh Phúc là một trong những điểm du lịch thu…
Vĩnh Phúc cách Hà Nội bao nhiêu km? Đối với những ai đang có dự…
Ngoài nổi tiếng với những khung cảnh thiên nhiên gần gũi, Vĩnh Phúc còn thu…
Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc được biết đến là một không gian Phật giáo trang…